-
HOTLINE: 0333.048.889
-
lazicovn@gmail.com
HOTLINE: 0333.048.889
lazicovn@gmail.com
Bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề cấu hình đầu dò dòng chảy, áp suất trên bộ điều khiển EW03 EW05. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình loại 2 cảm biến: dòng chảy và áp suất.
+ Công tắc dòng chảy (cảm biến dòng chảy): hay còn gọi là báo cạn nước, khi bơm không lên nước, tiếp điểm A-C trên công tắc dòng chảy sẽ đóng lại, mất nước tiếp điểm A-C sẽ mở ra. Kết hợp với bộ điều khiển EW03 hoặc EW05 bên mình có thể cảnh báo khi bơm không lên nước, và đồng thời ngắt bơm để đảm bảo an toàn cho máy bơm.
+Công tắc áp suất (cảm biến áp suất): Khi Áp suất đường ống tăng đột ngột (có thể do đứt dây van, tắc nghẽn đường ống,… hay một vài nguyên nhân vào đó khiến áp suất đường ống tăng). Khi hệ thống đang ở trạng thái bình thường, chân 1-3 (tiếp điểm) của công tắc áp suất mở ra, áp suất tăng đường ống tăng -> chân 1-3 sẽ đóng lại. Kết hợp với bộ điều khiển EW03 hoặc EW05 bên mình có thể cảnh báo khi áp suất đường ống tăng, và đồng thời ngắt bơm để đảm bảo an toàn cho hệ thống đường ống.
Vậy cấu hình cho 2 đầu dò dòng chảy và áp suất trên bộ EW03 và EW05 như thế nào? Cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây. Trước tiên mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cấu hình bộ EW05 thành bộ điều khiển 1 bơm 4 van điện từ.
- Để cấu hình thành bơm van, bạn chọn mục “cấu hình” -> chọn “Đầu ra” -> sau đó cấu hình “đầu ra 1” tính năng là “bơm”, đầu ra 2, 3, 4, 5 cấu hình là “van” phụ thuộc vào đầu ra 1 (tức là phụ thuộc vào bơm, khi van mở, bơm sẽ chạy cùng van). Bạn làm theo các bước giống hình dưới.
-Sau khi cấu hình đầu ra thành bơm van, tiếp đó đến cấu hình đầu dò. Mình giới thiệu các chức năng của phần đầu dò:
+ Đầu dò: bật hoặc tắt (bạn có thể bật hoặc tắt đầu dò, khi không dùng bạn có thể tắt đầu dò)
+ Hẹn giờ: 00:00:00 đến 23:59:59 (bạn có thể hẹn giờ thời gian bật tắt đầu dò. Ví dụ: bạn có cảm biến nhiệt độ, muốn dò tưới vào đêm thì hẹn giờ đầu dò vào buổi đêm. Vì bật đầu dò vào ngày theo cảm biến nhiệt độ, tưới cây vào ban ngày có nắng to thì sẽ không tốt cho cây trồng)
+Có thể cài đặt lặp lại các ngày trong tuần ( ví dụ: bạn muốn bật đầu dò thứ 2, 4, 6. Tắt đầu dò thứ 3, 5, 7. Bạn có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu của bạn)
+Loại đầu dò:
*Mở: đầu dò dạng tiếp thường mở
*Đóng: đầu dò dạng tiếp điểm thường đóng
*Áp suất: dạng đầu dò tiếp điểm thường mở, chỉ dò khi đầu ra được bật
*Dòng chảy: dạng đầu dò tiếp điểm thường đóng, chỉ dò khi đầu ra được bật
+Phụ thuộc vào các đâu ra: bạn có thể lựa chọn phụ thuộc vào các đầu ra như là đầu ra 1, đầu ra 2, đầu ra 3 hoặc là đầu ra 4,… bạn lựa chọn phụ thuộc vào đầu ra nào khi đầu ra đó bật thì chân đầu dò bắt đầu dò sự cố. Ví dụ: mình chọn phụ thuộc vào đầu ra 1, khi đầu ra 1 được bật thì mới bắt đầu được dò sự cố
+Thời lượng dò: chân đầu dò liên tục dò trong khoảng thời gian bạn cài đặt (thời lượng dò), nếu mà trong thời gian dò đó liên tục gặp sự cố, thiết bị sẽ hiểu đó là sự cố.
+Xử lý khi có sự cố: khi có sự cố xảy ra bạn có thể cấu hình cho đầu ra là “bật”, “tắt”, “bỏ” (chế độ “bỏ” ở đây là khi xảy ra sự cố thiết bị sẽ không làm gì (chỉ cảnh báo), và sẽ chạy theo lệnh của đầu ra phụ thuộc) và “có thể hẹn giờ cho từng đầu ra, cài đặt sau bao lâu thì đầu ra bật”.
+Thời gian xóa sự cố: tính từ lúc bắt đầu phát hiện ra sự cố, nếu người dùng không khắc phục trong thời gian xóa sự cố đã cài đặt, sau khi hết thời gian xóa sự cố, thiết bị sẽ tự động xóa sự cố và hoạt động theo cấu hình “xử lý xong sự cố”
+Xử lý xong sự cố: khi sự cố đã được khắc phục và xử lí xong, bạn có thể cấu hình các đầu ra là “bật”, “tắt”, “bỏ” (khi cấu hình là “bỏ” thiết bị sẽ hoạt động theo lệnh đầu ra ban đầu), “có thể hẹn giờ cho mỗi ra đầu ra bật hoặc sau bao lâu thì bật”, hoặc chọn “Tiếp” ( khi cấu hình “Tiếp” thiết bị sẽ chạy theo lệnh cấu hình của “xử lý khi có sự cố”. Ví dụ “xử lý khi có sự cố” của bạn đang là bật, đến mục “xử lý xong sự cố” bạn chọn cấu hình là “tiếp” thiết bị chạy theo mục “xử lý khi có sự cố” là bật)
+Nội dung cảnh báo: Bạn có thể viết nội dung tùy thích.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bộ điều khiển từ xa qua wifi EW01 EW01s EW01B EW01x LAZICO
Đầu tiên bạn vào danh mục “cấu hình” -> “đầu dò”. Nếu bạn đấu nối công tắc dòng chảy vào tiếp điểm 1 thì chọn “tiếp điểm 1”, bạn đấu nối công tắc dòng chảy ở tiếp điểm 2 thì chọn “tiếp điểm 2”. Lướt xuống dưới bạn chọn tiếp điểm 1 là báo cạn nước. Sau khi chọn báo cạn nước, tiến hành cấu hình đầu dò.
*Ví dụ: cấu hình trên bộ điều khiển EW05 điều khiển cho 1 bơm 4 van điện từ, với bộ EW03 các bạn cũng cấu hình tương tự.
-Tiếp điểm 1 của mình dùng là báo cạn nước, mình dùng công tắc dòng chảy HFS-25, cấu hình đầu dò như sau:
+ Đầu dò bật
+ Hẹn giờ: 00:00:00 đến 23:59:59 (mình bật đầu dò cả ngày để dò sự cố)
+Lặp lại theo tuần từ thứ 2 đến chủ nhật
+Loại đầu dò:
*Mở: tức là đầu dò dạng tiếp thường mở
*Đóng: đầu dò dạng tiếp điểm thường đóng
*Áp suất: dạng đầu dò tiếp điểm thường mở, chỉ dò khi đầu ra được bật
*Dòng chảy: dạng đầu dò tiếp điểm thường đóng, chỉ dò khi đầu ra được bật
->>Do cảm biến dòng chảy HFS-25 của mình là cảm biến dạng tiếp điểm thường đóng, và sau khi bơm bật mình mới dò báo cạn nước hoặc báo bơm không lên nước, nên phần loại đầu dò mình sẽ chọn là “dòng chảy”
+ Phụ thuộc vào các đầu ra: ở đây mình chọn phụ thuộc vào bơm ( mình đã đổi tên đầu ra 1 là bơm), khi bơm (hay là đầu ra 1) bật thì mới bắt đầu dò sự cố.
+ Thời lượng dò: mình để là 10s, khi bơm không lên nước liên tục trong 10s, thiết bị sẽ phát hiện ra lỗi.
+Xử lý khi có sự cố: ở đây mình có 4 van, nên khi xảy ra sự cố mình sẽ chọn 4 van tắt để ngắt bơm (khi bạn cấu hình là van thì bơm sẽ luôn chạy cùng van, van tắt bơm tắt cùng van. Vì vậy mình để cả 4 van tắt để khi có sự cố xảy ra bơm tắt). Để chọn được 4 van tắt, bạn chọn thêm đầu ra để thêm thành 4 đầu ra ( nếu bạn có nhiều hơn 4 đầu ra, thì chọn đầu ra tắt) để đảm bảo an toàn cho máy bơm khi bơm liên tục không có nước dễ bị cháy.
+Thời lượng xóa sự cố: mình đặt 1 phút. Sau 1 phút tự động xóa sự cố.
+ Xử lý xong sự cố: cài đặt tương tự như mục “xử lý khi có sự cố” mình đặt 4 van tắt ( vì van phụ thuộc vào bơm, nên tắt van bơm sẽ tắt cùng van), tắt bơm để đảm bảo an toàn cho máy bơm khi thiết bị tự xóa sự cố.
Sau khi cấu hình xong, bạn nhấn “lưu” để thiết bị nhận lệnh điều khiển.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bộ điều khiển từ xa qua wifi EW03 EW05 LAZICO
Đầu tiên bạn vào danh mục “cấu hình” -> “đầu dò”. Nếu bạn đấu nối công tắc áp suất vào chân tiếp điểm 2 thì chọn “tiếp điểm 2”, bạn đấu nối công tắc áp suất vào chân tiếp điểm 1 thì chọn “tiếp điểm 1”. Lướt xuống dưới bạn chọn tiếp điểm 1 là báo cạn nước. Sau khi chọn báo cạn nước, tiến hành cấu hình đầu dò.
*Ví dụ: cấu hình trên bộ điều khiển EW05 điều khiển cho 1 bơm 4 van điện từ, với bộ EW03 các bạn cũng cấu hình tương tự.
-Tiếp điểm 2 của mình dùng là báo áp suất cao, mình dùng công tắc áp suất, cấu hình đầu dò như sau (hoặc bạn làm theo các bước ở hình ảnh dưới):
+ Đầu dò bật
+ Hẹn giờ: 00:00:00 đến 23:59:59 (mình bật đầu dò cả ngày để dò sự cố)
+Lặp lại theo tuần từ thứ 2 đến chủ nhật
+Loại đầu dò:
*Mở: tức là đầu dò dạng tiếp thường mở
*Đóng: đầu dò dạng tiếp điểm thường đóng
*Áp suất: dạng đầu dò tiếp điểm thường mở, chỉ dò khi đầu ra được bật
*Dòng chảy: dạng đầu dò tiếp điểm thường đóng, chỉ dò khi đầu ra được bật
->> Công tắc áp suất của mình là cảm biến dạng tiếp điểm thường mở, và sau khi bơm bật mình mới dò quá áp suất, nên phần loại đầu dò mình sẽ chọn là “áp suất”
+ Phụ thuộc vào các đầu ra: ở đây mình chọn phụ thuộc vào bơm ( mình đã đổi tên đầu ra 1 là bơm), khi bơm (hay là đầu ra 1) bật thì bắt đầu dò sự cố.
+ Thời lượng dò: mình để là 5s, khi đường ống bị tắc nghẽn, dẫn đến tăng áp suất đường ống liên tục trong 5s, thiết bị sẽ phát hiện ra lỗi.
+Xử lý khi có sự cố: ở đây mình có 4 van, nên khi xảy ra sự cố mình sẽ chọn 4 van tắt để ngắt bơm (khi bạn cấu hình là van thì bơm sẽ luôn chạy cùng van, van tắt thì bơm tắt cùng van. Vì vậy mình để cả 4 van tắt để khi có sự cố xảy ra bơm tắt). Để chọn được 4 van tắt, bạn chọn thêm đầu ra để thêm thành 4 đầu ra ( nếu bạn có nhiều hơn 4 đầu ra thì tiếp tục chọn các đầu ra đó tắt) để đảm bảo an toàn cho hệ thống đường ống không bị vỡ khi áp suất đường ống liên tục tăng.
+Thời lượng xóa sự cố: mình đặt 5 phút. Sau 5 phút tự động xóa sự cố.
+ Xử lý xong sự cố: cài đặt tương tự như mục “xử lý khi có sự cố” mình đặt 4 van tắt ( vì van phụ thuộc vào bơm, nên tắt van bơm sẽ tắt cùng van), tắt bơm để đảm bảo an toàn cho đường ống khi thiết bị tự xóa sự cố.
Sau khi cấu hình xong, bạn nhấn “lưu” để thiết bị nhận lệnh điều khiển.
Với bài viết trên, mình hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phần cấu hình đầu dò cho bộ điều khiển 3 kênh độc lập EW03 và 5 kênh độc lập EW05. Nếu các bạn có thắc mắc, hay chưa hiểu về phần cấu hình đầu dò cho bộ EW03 và EW05 xin liên hệ đến số hotline: 0333.04.8889 (zalo) để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Công ty cổ phần Lazico Việt Nam
Hotline: 0333.04.8889
Địa chỉ: Số 28 ngõ 50/71 Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề cấu hình đầu dò dòng chảy, áp suất trên bộ điều khiển EW03 EW05. Đừng lo, hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách cấu hình đầu dò báo cạn nước và báo áp suất ở bài viết dưới đây.
Bình luận