Ưu điểm sử dụng VAN điện từ 24VDC

1. Van điện từ là gì?

Van điện từ trong tiếng anh cong được gọi là “Solenoid Valve”  với chức năng chính của van là kiểm soát chất lỏng hoặc khí. Van điện từ được điều khiển bởi dòng điện 220V hoặc 24V, 12V được điều hành thông qua một cuộn dây. Khi cuộn dây được cấp điện, một từ trường được tạo ra, tạo thành lực tác động lên pít tông bên trong các cuộn dây sẽ làm pít tông di chuyển. Tùy thuộc vào thiết kế của van, pít tông tác động hoặc sẽ mở hoặc đóng van. Khi dòng điện được ngắt từ các cuộn dây, các van sẽ trở về trạng thái của nó lúc ban đầu.

Van điện từ 24VDC là van dùng dòng điện 24V một chiều để điều khiển một cuộn dây. Khi cấp điện từ trường được tạo ra và tạo thành lực tác động lên pít tông bên trong các cuộn dây sẽ làm pít tông di chuyển.
 

2. Tại sao nên sử dụng Van điện từ 24VDC?

Trên thị trường hiện nay có 3 loại van điện từ sử dụng các điện áp khác nhau:
  • Điện áp 24 V: Loại điện áp này khi sử dụng an toàn cho người vận hành
  • Điện áp 220V: Điện áp này phổ biến ở Việt Nam do nguồn điện cung cấp tiện lợi, và việc sử dụng nó ở nhiều vị trí, địa điểm khác nhau, nhưng nguy hiểm cho người dùng
  • Điện áp 12V: Ít được sử dụng trong điều khiển van, và cũng rất ít sản phẩm trên thị trường

Như vậy, các bạn thấy được dòng điện 24V rất an toàn trong việc sử dụng nhất là khi van điện từ luôn đặt ở những nơi có độ ẩm cao. Chính vì lý do đó, các bạn nên dùng dòng điện 24V trong việc điều khiển van điện từ. Tránh được các trường hợp dò điện xảy ra các sự cố không mong muốn.

Điện áp 24V chia thành 2 loại là 24VAC và 24VDC mỗi loại có một ưu nhước điểm:
  • Đối với dòng điện AC: Nguồn AC thì phù hợp cung cấp cho các thiết bị như đèn, các thiết bị đốt nóng như bếp điện, bàn ủi, bình nấu nước bằng điện… Nhưng tất cả các mạch điện lại yêu cầu một điện áp không đổi. Chính vì lý do này mà ta phải quan tâm đến cách mạch chỉnh lưu, ổn áp… Để biến từ một dòng điện thay đổi thành không đổi để sử dụng cho mạch điện.
    Ví dụ: Để van điện từ 24VAC hút được thì bộ biến áp chuyển từ 220VAC sang 24VAC điện 220VAC phải luôn ổn định ở mức 200VAC-220VAC nếu thấp quá sẽ không đủ để van điện 24VAC (12VAC cũng tương tự)
  • Đối với dòng điện DC: Các mạch điện thường yêu cầu một nguồn cung cấp DC có giá trị không đổi. Điện áp DC không đổi, là sự chọn lựa tốt cho các mạch điện của chúng ta.
    Ví dụ: Để mở được van điện 24VDC các bạn cần có bộ chuyển nguồn từ 220VAC sang 24VDC. Nếu điện 220VAC chỗ bạn yếu xuống mức 180VAC thì điện ra vẫn là 24VDC như thế van điện 24VDC vẫn được mở bình thường mà không lo điện yếu.

=> Như vậy, dòng điện DC sẽ ổn định hơn so với dòng điện AC. Trong trường hợp, dòng điện vào bị tụt 220V xuống 180V thì điện áp ra của AC sẽ thay đổi còn DC vẫn ổn đỉnh. Xét trong trường hợp này: bà con sẽ thấy với Van điện từ 24VAC khi điện áp bị tụt xuống thì khả năng cao Van điện từ sẽ không hút và như thế dẫn đến việc van không chạy. Đối với Van điện từ 24VDC khi điện áp có tụt thì dòng điện ra vẫn ổn định là 24VDC. Như vậy cuộn hút của van điện từ 24VDC sẽ vẫn hút khi điều khiển.  Do đó, sẽ không còn tình trạng lo lắng việc Van điện từ không hút.

3. Cách tính tiết diện dây dẫn và khoản cách để dùng với van từ 24VDC khi đi xa
Sơ đồ đi dây của van:

Tính diện tích dây cần áp dụng những công thức sau:
Đầu tiên các bạn cần biết điện trở là gì?

Điện trở suất (thường được ký hiệu là ρ) của một dây dẫn là điện trở của một dây dẫn dài 1m có tiết diện 1m2, nó đặc trưng cho vật liệu dây dẫn đó , hay một cách tổng quát, nó được cho bởi công thức:


Với R là điện trở dây (Ω)

S là tiết diện ngang (m2)

l là chiều dài của khối vật dẫn (m)

Công thức tính điện áp van:

Với U(vào) : Điện áp của van điện từ : 24VDC

R(van) : Điện trở van điện từ (Ω)

R(dây) : Điện trở của dây dẫn (Ω)

U(van ) : Điện áp van đo được (V)

 

=> ta tính được tiết diện dây

Trong đó:

S: là tiết diện dây (m2)

ρ là điện trở suất

l là chiều dài của khối vật dẫn (m)

R(dây) : Điện trở của dây dẫn (Ω)

R(van) : Điện trở đo được ở van điện từ (Ω)

U(vào) : Điện áp sử dụng của van từ (24VDC)

U(van): điện áp van từ (V)

Ví dụ tính tiết diện dây cho van điện từ Lazico

Từ công thức tính tiết diện dây

R(van) = 127 (Ω) mình đo được ở van điện từ Lazico

So với van đồng trên thị trường điện trở R = 22(Ω), mình đã có bài so sánh cụ thể tại đây : So sánh van điện từ Lazico với van điện từ trên thị trường

ρ = 1.72×10-8   điện trở suất của dây đồng

Giả sử đoạn dây dẫn dài với l = 100m

U(vào) = 24VDC (điện áp van sử dụng)

Giả sử điện áp đầu ra suy hao U(van) = 22V

Thay vào công thức ta được :

Thay số vào công thức tính tiết diện dây

=>> S = 2.979×10-7 (m2) = 2.979 (mm2)

Như vậy với khoảng cách 100m và điện áp van U(van) = 22V thì chỉ cần sử dụng dây 0.3(mm2)

Với các khoảng cách dây khác các bạn cũng tính tương tự như trên.